A. Giới thiệu các môn học theo chương trình đào tạo chung của trường
1. Môn ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ (Số tín chỉ: 02)
- Đối tượng giảng dạy: Cử nhân Y tế công cộng (Chính quy và VLVH)
- Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, NCS. Chu Huyền Xiêm, Ths. Bùi Thị Mỹ Anh.
- Ý nghĩa môn học: Đánh giá chương trình y tế là một cấu phần quan trọng của quản lí dự án và liên quan chặt chẽ với môn quản lí y tế, quản lí dự án, thống kê y tế. Qua theo dõi, người quản lí sẽ đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng tiến độ và đạt kết quả tốt. Qua đánh giá, người quản lí sẽ biết được chương trình, dự án có mục tiêu hay không, chi phí hiệu quả như thế nào.
2. Môn QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ (Số tín chỉ: 02)
- Ý nghĩa môn học: Quản lý dịch vụ y tế được thiết kế cho đối tượng là sinh viên YTCC hệ cử nhân chính quy và VHVL nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về cung cấp dịch vụ y tế bao gồm khái niệm về dịch vụ y tế, nguyên tắc của việc cung cấp dịch vụ y tế; các phương pháp được sử dụng trong hệ thống đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế: cấp chứng chỉ, kiểm chuẩn (accreditation), Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Quản lý chất lượng toàn diện (TQM),…
3. Môn NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN (Số tín chỉ: 02)
- Đối tượng giảng dạy: Thạc sỹ Quản lý bệnh viện
- Giảng viên: GS. TS. Phan Văn Tường, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Nguyễn Thị Thúy Nga, NCS. Chu Huyền Xiêm, Ths. Bùi Thị Mỹ Anh.
- Ý nghĩa môn học: Nguyên lý quản lý và quản lý bệnh viện là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Môn học này cung cấp cho học viên những kiến thức về nguyên lý quản lý, các kỹ năng trong quản lý và một số nội dung cơ bản về quản lý bệnh viện. Môn học này là môn học cơ sở và cung cấp kiến thức có liên quan đến các môn học chuyên sâu khác đặc biệt như quản lý nhân lực, quản lý trang thiết bị và quản lý chất lượng.
4. Môn QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN (Số tín chỉ: 03)
- Đối tượng giảng dạy: Thạc sỹ Y tế công cộng/Quản lý bệnh viện
- Ý nghĩa môn học: Quản lý chất lượng bệnh viện là môn học tự chọn trong chương trình đào tạo thạc sỹ Y tế công cộng và Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Môn học này là môn học tự chọn nhưng có mối quan hệ với các môn học chuyên sâu khác đặc biệt như quản lý nhân lực, quản lý trang thiết bị và quản lý chất tài chính và lập kế hoạch bệnh viện. Quản lý chất lượng toàn diện là công cụ để tăng cường chất lượng liên tục thông qua việc phân tích và giải quyết một vấn đề mang tính quy trình, nhằm giúp tăng cường năng lực quản lý chất lượng cho các học viên.
5. Môn QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC (Số tín chỉ: 03)
- Giảng viên: GS. TS. Bùi Thị Thu Hà, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, NCS. Chu Huyền Xiêm, Ths. Bùi Thị Mỹ Anh.
- Ý nghĩa môn học: Quản lý nguồn nhân lực là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng và Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Môn học này nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò của quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực. Đồng thời, môn học cũng cung cấp các nội dung liên quan đến lý thuyết tạo động lực làm việc và các công cụ đánh giá thực hiện công việc của nhân viên (KPI, BSC,…). Môn học này có mối quan hệ với các môn học chuyên ngành khác như nguyên lý quản lý bệnh viện, quản lý tài chính và lập kế hoạch bệnh viện.
6. Môn QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG - TRANG THIẾT BỊ BỆNH VIỆN (Số tín chỉ: 02)
- Giảng viên: Ths. Võ Tuấn Ngọc
- Ý nghĩa môn học: Quản lý cơ sở hạ tầng-trang thiết bị bệnh viện là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Môn học này có mối quan hệ với các môn học chuyên ngành khác như nguyên lý quản lý bệnh viện, quản lý tài chính và lập kế hoạch bệnh viện.
7. Môn HÀNH VI VĂN HÓA TỔ CHỨC (Số tín chỉ: 03)
- Đối tượng giảng dạy: Chuyên khoa II Tổ chức và Quản lý y tế
- Giảng viên: GS. TS. Phan Văn Tường, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành.
- Ý nghĩa môn học: Hành vi văn hóa tổ chức là môn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo Chuyên khoa II Tổ chức và quản lý y tế. Môn học này nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về Hành vi của cá nhân, Hành vi của nhóm trong tổ chức, từ đó có thể dự đoán được các hành vi của cá nhân, của nhóm trong tổ chức và đưa ra các biện pháp tạo động lực lao động và xây dựng được những nhóm làm việc hiệu quả. Đồng thời, môn học này cũng trang bị cho học viên những kiến thức về Cơ cấu của tổ chức, phương thức thông tin, cách thiết kế công việc, văn hóa tổ chức và những động lực để thay đổi, phát triển tổ chức.
8. Môn QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ (Số tín chỉ: 03)
- Ý nghĩa môn học: Quản lý chất lượng dịch vụ y tế là môn học được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng dịch vụ y tế bao gồm: khái niệm về chất lượng, dịch vụ y tế, quản lý chất lượng dịch vụ y tế, định hướng áp dụng quản lý chất lượng của ngành y tế Việt Nam. Quản lý nhà nước về quản lý chất lượng dịch vụ y tế. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các nội dung cơ bản gồm: quản lý chất lượng theo Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO), kiểm định chất lượng (Acreditation), quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
9. Môn QUẢN LÝ NHÂN LỰC (Số tín chỉ: 02)
- Giảng viên: GS. TS. Bùi Thị Thu Hà, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành.
- Ý nghĩa môn học: Quản lý nhân lực là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Chuyên khoa II Tổ chức và Quản lý y tế. Môn học này nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò của quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực. Đồng thời, môn học cũng cung cấp các nội dung liên quan đến lý thuyết tạo động lực làm việc và các công cụ đánh giá thực hiện công việc của nhân viên (KPI, BSC,…) Môn học này có mối quan hệ với các môn học chuyên sâu khác đặc biệt như lãnh đạo và quản lý, hành vi văn hóa tổ chức, quản lý tài chính.
10. Môn QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG - TRANG THIẾT BỊ BỆNH VIỆN (Số tín chỉ: 02)
- Ý nghĩa môn học: Quản lý cơ sở hạ tầng-trang thiết bị bệnh viện là môn học được thiết kế trong chương trình đào tạo Chuyên khoa II Tổ chức và Quản lý y tế. Môn học này có mối quan hệ với các môn học chuyên sâu khác đặc biệt như nguyên lý quản lý bệnh viện, quản lý tài chính và lập kế hoạch bệnh viện.
B. Giới thiệu các lớp đào tạo liên tục theo kế hoạch của Bộ Y tế
1. Khóa đào tạo QUẢN LÝ BỆNH VIỆN (Thời lượng: 40 tiết)
- Đối tượng giảng dạy: Lãnh đạo, cán bộ các Vụ, Cục, Sở, Bệnh viện, đơn vị sự nghiệp thuộc Ngành Y tế
- Ý nghĩa môn học: Khóa học Quản lý bệnh viện được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý bệnh viện bao gồm: các khái niệm về bệnh viện, phân loại bệnh viện, quản lý nhân lực, quản lý cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, quản lý thông tin bệnh viện, giám sát và đánh giá hoạt động bệnh viện. Thực hành các bước lập kế hoạch và kế hoạch chiến lược tại bệnh viện. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ về Quản lý bệnh viện theo Thông tư 19/2014/TT-BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 29/2012/NĐ-CP về công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức.
2. Khóa đào tạo QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN (Thời lượng: 40 tiết)
- Ý nghĩa môn học: Quản lý chất lượng là công cụ để tăng cường chất lượng liên tục thông qua việc phân tích và giải quyết một vấn đề mang tính quy trình, nhằm giúp tăng cường năng lực quản lý chất lượng cho các học viên. Khóa học Quản lý chất lượng bệnh viện được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý bệnh viện bao gồm: khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng. Áp dụng được các bước quản lý chất lượng toàn diện (TQM) để xây dựng kế hoạch can thiệp tăng cường chất lượng tại bệnh viện. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ về Quản lý chất lượng bệnh viện theo Thông tư 19/2014/TT-BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 29/2012/NĐ-CP về công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức.
3. Khóa đào tạo QUẢN LÝ NHÂN LỰC (Thời lượng: 30 tiết)
- Giảng viên: GS. TS. Phan Văn Tường, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, NCS. Chu Huyền Xiêm, Ths. Bùi Thị Mỹ Anh.
- Ý nghĩa môn học: Quản lý nhân lực là khóa học được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò của quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực. Đồng thời, khóa học cũng cung cấp các nội dung liên quan đến lý thuyết tạo động lực làm việc và các công cụ tính toán khối lượng công việc và đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đang được sử dụng hiện nay như WISN, KPI, BSC,….
C. Giới thiệu các lớp đào tạo theo nhu cầu tại trường và địa phương (Lớp dịch vụ)
- Đối tượng giảng dạy: Cán bộ Bệnh viện, đơn vị sự nghiệp thuộc Ngành Y tế
- Ý nghĩa khóa học: Khóa học Quản lý bệnh viện được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý bệnh viện bao gồm: các khái niệm về bệnh viện, phân loại bệnh viện, quản lý nhân lực, quản lý cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, quản lý thông tin bệnh viện, giám sát và đánh giá hoạt động bệnh viện. Thực hành các bước lập kế hoạch và kế hoạch chiến lược tại bệnh viện. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ về Quản lý bệnh viện theo Thông tư 19/2014/TT-BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 29/2012/NĐ-CP về công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức.
2. Khóa đào tạo về QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN (Thời lượng: 40 tiết)
- Ý nghĩa khóa học: Quản lý chất lượng là công cụ để tăng cường chất lượng liên tục thông qua việc phân tích và giải quyết một vấn đề mang tính quy trình, nhằm giúp tăng cường năng lực quản lý chất lượng cho các học viên. Khóa học Quản lý chất lượng bệnh viện được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý bệnh viện bao gồm: khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng. Áp dụng được các bước quản lý chất lượng toàn diện (TQM) để xây dựng kế hoạch can thiệp tăng cường chất lượng tại bệnh viện. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ về Quản lý chất lượng bệnh viện theo Thông tư 19/2014/TT-BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 29/2012/NĐ-CP về công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức.
3. Khóa đào tạo QUẢN LÝ NHÂN LỰC (Thời lượng: 40 tiết)
- Ý nghĩa môn học: Khóa học Quản lý nhân lực được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực. Đồng thời, khóa học cũng cung cấp các nội dung liên quan đến các thuyết tạo động lực làm việc, công cụ tính toán khối lượng công việc và đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đang được sử dụng hiện nay như WISN, KPI, BSC,….